Nhân Viên Kinh Doanh Có Phải Là Sale Không? [Giải Đáp]

Nhân Viên Kinh Doanh Có Phải Là Sale Không?

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn sinh viên mới ra trường. Nếu bạn cũng có cùng câu hỏi này, hãy cùng nhanvienkinhdoanh tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?

Nhân viên kinh doanh và sale là hai thuật ngữ quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong công việc. Trên thực tế, thuật ngữ “nhân viên kinh doanh” chính là dịch nghĩa của từ sale đã được rút gọn. Trong tiếng anh, có rất nhiều từ ngữ được dùng để thay thế cho thuật ngữ nhân viên kinh doanh, ví dụ như:

Nhân viên kinh doanh có phải là sale không?
Nhân viên kinh doanh có phải là nhân viên sale hay không?
  • Salesman: Dùng để chỉ nhân viên kinh doanh nam.
  • Saleswoman: Dùng để chỉ nhân viên kinh doanh là nữ giới.
  • Hay những cụm từ như: Sales Supervisor, National Sales Manager, Sale Executive,…

Để thuận tiện trong giao tiếp công việc, nhân viên kinh doanh sẽ thường được gọi là nhân viên sale. Đặc biệt là ở những công ty thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tiếng anh, thì chủ yếu sẽ gọi là nhân viên sale.

Tìm hiểu công việc chính của nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh hay nhân viên sale có nhiệm vụ chính là mang lại nhiều doanh thu, lợi nhuận cho công ty nhất có thể. Để đạt được mục tiêu đó, nhân viên kinh doanh sẽ thực hiện các công việc chính như sau:

Tìm kiếm và khai thác khách hàng mới, khách hàng tiềm năng

Tìm kiếm và khai thác khách hàng mới
Nhân viên kinh doanh đảm nhiệm những nhiệm vụ nào?
  • Tìm kiếm thông tin khách hàng mới, khách hàng tiềm năng bằng nhiều kênh thông tin khác nhau.
  • Chủ động liên hệ với khách hàng trong danh sách, data của công.
  • Giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, chương trình ưu đãi khuyến mãi của doanh nghiệp tới khách hàng.
  • Gửi những thông tin về chương trình ưu đãi, khuyến mãi sản phẩm/dịch vụ của công ty qua email hoặc những kênh thông tin cho khách hàng.
  • Sử dụng những kỹ năng mềm như giao tiếp tốt, lắng nghe, khả năng trình bày thuyết phục khách hàng lựa chọn và mua sản phẩm/dịch vụ của công ty.
  • Hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua bán, hoàn tất hợp đồng ký kết sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

Chăm sóc khách hàng

  • Chủ động thường xuyên liên hệ, hỏi thăm với khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty. 
  • Hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc, khiếu nại của khách hàng một cách nhanh nhất.
  • Đối với các sản phẩm/dịch vụ có thời hạn, cần theo dõi quá trình sử dụng và nhắc nhở khách hàng thời điểm gia hạn.
  • Gửi các thông tin ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Theo dõi định kỳ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng, liên hệ hỏi thăm và xin các phản hồi, chia sẻ về quá trình sử dụng dịch vụ/sản phẩm.

Thu nhập của nhân viên kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?

Mức lương của nhân viên kinh doanh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: năng lực, quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh,…. Theo báo cáo tài chính và khảo sát thị trường tuyển dụng nhân viên kinh doanh hiện nay,vị trí này có mức thu nhập trung bình như sau:

Thu nhập của nhân viên kinh doanh hiện nay là bao nhiêu?
Thu nhập trung bình hiện nay của nhân viên sale bao nhiêu?
  • Thấp nhất: Từ 3.000.000 – 6.500.000 đồng/tháng.
  • Trung bình: 6.600.000 – 9.500.000 đồng/tháng.
  • Cao nhất: 12.400.000 – 35.000.000 đồng/tháng.

Lưu ý, thu nhập của nhân viên kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào KPIs và hoa hồng bán hàng. Với đặc thù ngành nghề, nhân viên viên sale để có mức lương cao thì đồng nghĩa với hoa hồng và KPIs bán hàng phải cao. Cùng tùy vào loại hình kinh doanh và mức hoa hồng, mà mỗi công ty sẽ có quy định và % hoa hồng riêng cho mỗi nhân viên kinh doanh.

Những yêu cầu cơ bản của nhân viên kinh doanh

Để trở thành nhân viên kinh doanh, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:

Yêu cầu về chuyên môn

Thông thường, các công ty sẽ không yêu cầu quá khắt khe về kiến thức, kỹ năng chuyên môn đối với vị trí sale. Thông thường các công ty chỉ yêu cầu về bằng cấp, tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên các ngành nghề liên quan.

Tuy nhiên, với mức độ cạnh tranh cao như hiện tại, để có thể ứng tuyển thành công ứng viên cần trang bị những kiến thức về tài chính, kinh doanh bán hàng. Am hiểu thị trường,có khả năng nghiên cứu cứu thị trường và nắm bắt tâm lý, hành vi tiêu dùng của khách hàng.

Yêu cầu về kỹ năng mềm

Bên cạnh các yêu cầu chuyên môn thì nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến các kỹ năng mềm như:

Yêu cầu về kỹ năng mềm
Nhân viên kinh doanh cần có những kỹ năng mềm nào?
  • Kỹ năng giao tiếp: Đây là kỹ năng gần như bắt buộc mà nhân viên kinh doanh nào cũng cần phải có. Kỹ năng giao tiếp tối sẽ giúp bạn có thể kết nối được với khách hàng tốt hơn và đem lại hiệu quả trong công việc cao hơn.
  • Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu: Lắng nghe và thấu hiểu khách hàng là một phần quan trọng để bạn có thể nắm bắt được nhu cầu, tâm lý cũng như hành vi mua hàng của khách hàng. Khi bạn có kỹ năng này sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình làm nhân viên sale, sẽ có rất nhiều tình huống phát sinh, các vấn đề không mong muốn xảy ra. Do đó, bạn cần có khả năng nhạy bén và xử lý các vấn đề rủi ro đó. Để giảm thiểu hậu quả của vấn đề xảy ra đồng thời làm hài lòng và giữa chân khách hàng.
  • Kỹ năng thương lượng, thuyết phục và đàm phán: Là một nhân viên kinh doanh thì đây là kỹ năng mềm bạn cần trau dồi và nâng cao: Bởi, khả năng giúp có thể khiến khách hàng hài lòng và đồng ý bỏ tiền mua và sử dụng dịch vụ/công ty.

Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh sẽ như thế nào?

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ phận kinh doanh, hay nói cách khác đâu là bộ phận chủ chốt mang về nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Để duy trì và phát triển lâu dài trên thị trường. Vì thế, cơ hội thăng tiến cũng như nhu cầu việc làm của vị trí này luôn rộng mở. 

Theo trình tự cấp bậc, lộ trình của nhân viên kinh doanh sẽ có những chức vụ như sau:

  • Nhân viên kinh doanh: Là người trực tiếp làm việc, tiếp xúc với khách hàng, đối tác và mang về doanh thu cho công ty.
  • Chuyên viên kinh doanh: Là người đã có kinh nghiệm trong việc kinh doanh, giữ chân khách hàng và mang lại lợi nhuận cho công ty.
  • Trưởng phòng kinh doanh: Là người quản lý phòng ban kinh doanh, giữ nhiệm vụ điều phối các nhân viên kinh doanh khác và chịu trách nhiệm đảm bảo đạt mục tiêu về doanh thu của công ty.
  • Giám đốc kinh doanh: Là cấp bậc cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Thực hiện điều phối và chịu trách nhiệm về doanh số của tất cả phòng ban và bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Xây dựng lộ trình, phát triển cho nhân viên trong công ty.

Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ trải qua hết các vị trí này cũng như không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ đầy đủ vị trí, cấp bậc bộ phận kinh doanh. Sẽ phụ thuộc vào năng lực của bạn và quy mô doanh nghiệp mà lộ trình này có thể thay đổi linh hoạt. 

Như vậy, nhanvienkinhdoanh đã vừa chia sẻ với các bạn về câu hỏi nhân viên kinh doanh có phải là sale không. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị trí này cũng như các yêu cầu, kỹ năng và lộ trình thăng tiến. Đừng quên nhanvienkinhdoanh.net luôn cập nhật những việc làm hấp dẫn dành cho vị trí nhân viên kinh doanh, hãy truy cập ngay hôm nay để tìm cho mình vị bên đỗ phù hợp nhé!

Phan Minh Tài

Phan Minh Tài đã xây dựng nhanvienkinhdoanh.net thành một nguồn thông tin tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm việc làm cũng như các kiến thức và kỹ năng kinh doanh. Đây là cổng thông tin việc làm chất lượng và một nguồn cảm hứng lớn cho cộng đồng kinh doanh. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Thạc sĩ Kinh tế – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
  • Địa chỉ: 18 Đường Ụ Ghe, Tam Phú, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam